Biện pháp thi công trát tường tô tường mới 

I.Công tác chuẩn bị:
- Trộn hỗn hợp Xi măng, cát, nước theo tỷ lệ cấp phối thiết kế (tham khảo tỷ lệ trộn vữa xi măng mác 50#, mác 75#) , cát được sử dụng trong công tác trát thường là cát đen mịn và phải được sàng loại bỏ các tạp chất khác.
- Tường sau khi xây khoảng 2 ngày thì có thể tiến hành công tác trát.
- Tưới nước ẩm cho tường trước khi trát. Tránh để tường khô trong quá trình trát sẽ hút nước từ vữa xi măng gây nứt nẻ cho bề mặt trát.
- Tạo nhám cho bề mặt cần trát nếu là bề mặt kết cấu trơn.
- Đóng lưới thép chống nứt ở các vị trí tiếp giáp giữa tường xây và kết cấu bê tông.
- Đắp mốc trên tường. Yêu cầu phải đắp mốc phía trên trước sau đó mới thả con rọi xuống để xác định mốc dưới. Khoảng cách giữa các mốc phải nhỏ hơn thước nhôm để kiểm tra độ phẳng.
II.Công tác trát:
Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vết đầu mỡ và tưới ẩm: những vết lồi lõm và gồ ghề, vón cục -vôi, vữa dính trên mặt kết cấu phải được đắp thêm hay đẽo tẩy cho phẳng.
+ Thi công trát trần, dầm trước sau đó mới đến tường, cột. trát từ trên xuống.
Thực hiện tuần tự 03 lớp:  trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
* Trát cột, trụ cạnh vuông cần chú ý:
Làm mốc trên và dưới của cạnh góc.
Lớp vữa trát phải dày hơn mốc một chút dể khi xoa phẳng chiều dày mặt trát bằng chiều dày mốc.
. Dùng hai thước tầm làm cữ cặp hai mép cột, trụ dể trát hết cả mặt cột, trụ.
Dừng thước vuông góc để kiểm tra các góc.
* Trát cột cạnh tròn cần chú ý:
. Chia cột từng đoạn để trát, trát từ dưới lên trên
. Làm các mốc bằng chiều dày lóp vữa trát ở mỗi đoạn  đỉnh và chân cột để làm chuẩn.
Dùng thước để cán vữa theo mốc.
. Dùng thước tầm dể kiểm tra độ phẳng theo chiều đứng và thước phào (khuôn cữ) để kiểm tra độ cong theo chiều ngang (hình dạng và kích thước).
Dùng bàn xoa vuốt tròn mặt côt. 
+ Trát theo mốc đã định vị sẵn. Tường sau khi trát phải được kiểm tra bằng thước nhôm đảm bảo bề mặt phải phẳng, không bị nứt.
  + Vị trí nào sau này còn thi công công tác ốp gạch phải tạo nhám trên bề    mặt trát bằng các đường kẻ song song và vuông góc với nhau.
III. Bảo dưõng mặt trát
Mặt trát cần bảo dưỡng như sau:
- Không va chạm vào chỗ mới trát.
- Vài ngày sau khi trát cần tưới nước cho ẩm mặt trát, nhất là khi trời khô hanh, nắng gắt.
- Che mưa, nạng 2-3 ngày đầu
IV. Kiểm tra, nghiệm thu công tác trát
- Mặt trát phải phảng (không gổ ghề, lồi lõm) cả theo chiều đứng và chiều ngang. Kiểm tra mặt phẳng dùng thước tầm dài 2 m (xem kẽ hở giữa thước và mặt trát) hoặc dùng đèn nêong áp sát tường.
- Các cạnh phải ngang bằng, thẳng dứng. Dùng nivô (ống thăng bằng) kiểm tra phương nằm ngang và độ dốc. Dùng dây dpi để kiểm Ưa phương thẳng đứng.
- Các góc phải vuông và cân đều.
- Các đường gờ, chỉ phải sắc, thẳng, dày đều, đúng thiết kế.
- Đảm bảo đủ các chi tiết và cấu tạo của vữa: Mối nối, bâng đai, đầu giọt chảy,…
- Khi vữa dã khô, gõ vào mặt trát nếu có tiếng lộp bộp là lớp trát : khổng bám chắc vào vật trát (bự rỗng), phải phá bỏ chỗ dó để trát lại.
- Không có vết nứt, lỗi lõm, sần sùi và chỗ chưa trát.
- Khi có chỗ phồng, bong lở phải phá rộng chỗ đó ra, miết chặt xung quanh, để cho vữa ráo nước mới trát lại.


NẾU BẠN LÀ SINH VIỆN và NGƯỜI ĐI LÀM THÌ XEM NGAY VÀ HỌC CÁI NÀY ĐỂ NÂNG LƯƠNG NGAY LẬP TỨC   >>>>> XEM TẠI ĐÂY
      
  XEM VIDEO VỀ TRÁT TƯỜNG 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm Kiếm Xây Dựng 2X Ngay

Tìm Kiếm Xây Dựng 2X Ngay , vào youtobe tìm kiếm xây dựng 2x , bất ngờ sẽ xảy ra

Bài hay