Nứt tường nói riêng và nứt bê tông nói chung do nhiều nguyên nhân và những vết nứt cũng khác nhau, vì vậy chúng ta phải quan sát kỹ và tìm hiểu nguyên nhân xem nó xuất hiện từ đâu để khắc phục.
Thông thường thì hiện tượng nứt tường là do trong quá trình thi công xây dựng và sữa chữa nhà không đảm bảo, hoặc quá trình thiết kế nội thất – kiến trúc với những bản vẽ không chi tiết và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng còn 1 số nguyên nhận khác như chịu tác động của thời tiết, nhà hàng xóm..v..v..
Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nứt tường cụ thể ngay dưới đây:
Nứt chân chim và vết nứt cạn
Nguyên nhân
Các vết nứt chân chim thường xuất hiện ở giữa các vết trát và không ăn sâu vào tường gạch, thường là do trong quá trình thi công xây dựng nhà ở việc tô trát không kỹ, khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, trát xi măng quá mỏng..v..v..về lâu dài công trình có hiện tượng nứt nhẹ gây mất thẩm mỹ.
Cách khắc phục
Cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước. Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.
Thi công không đảm bảo sẽ xảy ra tình trạng nứt tường và vết nứt bê tông.
Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột
Nguyên nhân
Do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường.
Khắc phục
Dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà
Nguyên nhân:
Cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang.
Cách khắc phục:
Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.
Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà
Nguyên nhân:
Vết nứt này cũng do lỗi trong quá trình thi công xây dựng mà ra, sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm, phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt.
Cách khắc phục:
Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.
Nứt ở tường và cách khắc phục
Nguyên nhân 1:
Xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa. Tường không phẳng, mạch vữa không được miết gọn gàng dẫn đến việc lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa.
Cách khắc phục 1:
Khi xây tường cần chú ý về kỹ thuật để tường xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và được miết gọn gàng, không để lồi ra ngoài. (Xin xem thêm phần xây tường).
Nguyên nhân 2:
Các chỗ tiếp giáp tường cột, tường đà, các chỗ góc tường, góc cửa đi cửa sổ … chịu nhiều tác động như lún cục bộ, sự thay đổi nhiệt độ (đang nắng chang chang mưa ào ào) sẽ nứt tường, nứt vữa làm thẩm thấu qua lớp vữa và tường.
Cách khắc phục 2:
Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót. Kỹ thuật như sau: - Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép. - Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô. - Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên. - Tô tường bình thường.
Tránh tình trạng ảnh hưởng đến gia đình bạn nên tìm cách sửa chữa nhanh chóng.
Nứt ở đầu cửa và bất cứ đâu
Nứt ở mép cửa
Nguyên nhân:
Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.
Cách khắc phục:
Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị các vết nứt bê tông trở lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.
Các vết nứt nghiêng trên tường
Nguyên nhân:
Là nhà hay công trình của bạn đã bị lún ít nhiều. Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém.
Cách khắc phục:
Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.
Còn 1 số nguyên nhân khắc như lún nền, móng, do các công trình thi công bên cạnh...v...v.. Nhưng nguyên nhân chủ quan thì đều do quá trình thi công bị mắc số lỗi, hoặc nhiều nhà thầu không nắm vững quy trình, không am hiểu trong quá trình thi công. Vì vậy bạn cần giám sát và kiểm tra kỹ quá trình thi công để tránh tình trạng xảy ra các vết nứt bê tông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét