Biện pháp thi công móng băng



Móng băng là gì? 


xem video  về móng băng  


Móng băng là một loại móng được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở, biệt thự đẹp, nhà phố. Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng thường dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa.


Hướng dẫn quy trình thi công móng băng trong xây dựng bao gồm:



1: Giải phóng mặt bằng - Công tác chuẩn bị

2: San lấp mặt bằng - Công tác đất

3: Công tác cốt thép

4: Công tác cốp pha

5: Công tác bê tông





CHIẾN BINH REVIT FULL FULL Khóa Chiến Binh Revit Luongtrainer Khoảng 22GB Trong Đó Có : Kiến trúcKết cấuĐiện nướcVà cả biện pháp thi công Gồm Sách pdf (AUTO BIM, Đẳng Cấp Kết Cấu, Thành Thạo Kiến Trúc 30 Ngày) Template theo TCVN  CHIẾN BINH REVIT FULL FULL

Thứ nhất: Biện pháp thi công móng băng - Giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị.


Trước khi thi công móng băng, việc đầu tiên bạn cần làm là giải phóng mặt bằng khu đất thi công và chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình thi công móng băng nhà ở dân dụng.



Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi thi công bao gồm: vật liệu xây dựng như: thép, đá, cát vàng, xi măng,.... Thông thường, các vật liệu xây dựng chủ đầu tư là bên cần cung cấp và chuẩn bị sẵn. Còn các thiết bị máy móc như máy trộn bê tông, cốp pha, xe vận chuyển... sẽ được đơn vị thi công bao trọn gói và tính trực tiếp vào tiền nhân công.
Thứ 2: Hướng dẫn phương pháp thi công móng băng- San lấp mặt bằng, công tác đất.
Sau khi đã giải phóng mặt băng, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, nhân công xong, công việc tiếp theo của quy trình thi công móng băng là tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng, dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình thi công. Trong bước này, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:

- Định vị các trục công trình trên khu đất.

- Đào đất theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định.

- Dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng.

Thứ 3: Cách thi công móng băng- Công tác cốt thép.


YÊU CẦU CHUNG
Khi tiết hành thi công móng băng, cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nền đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khổi lượng thép tương ứng cần gia công. Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế, làm sạch bề mặt công trường, cốt thép được lắp ráp theo đúng thiết kế nhà đẹp. Trong trường hợp hàn nối thì phải đảm bảo đúng quy định và nên tưới ít nước đề phòng cháy cốp pha. Tiến hành kê thép bằng các cục kê bê tông đúc sẵn.

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

- Bề mặt sạch, không bị dính bùn đất, đầu mỡ, không có vẩy sát và các lớp gỉ.

- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.

- Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng.
Chú ý khi cắt và uốn thép: 

+ Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.

+ Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế.

+ Các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:  hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép được làm sạch.

+ Các đầu chờ bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi ghép cốp pha buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.
Các bước thi công:

- Cắt thép và gia công thép. Thép được chọn là thép tốt, đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.

- Đổ một lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch.

- Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.
- Đặt thép móng băng.
- Đặt thép dầm móng.
- Đặt thép chờ cột.
Thứ tư: Quy trình thi công móng băng hoàn thiện- Công tác cốp pha
Đặt cốp pha theo lưới thép được định trước:

Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
- Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
- Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
- Cây chông phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chông phải được tính toán cụ thể, gỗ chống phải được chống xuôi chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
- Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
- Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo

Thi công ván khuôn móng: 

- Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tầm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
- Tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.
Thứ năm: Quy trình thi công móng băng trong xây dựng nhà ở- Công tác cốp pha
Đổ bê tông sau khi hoàn thành công tác cốt thép và công tác cốp pha

Bê tông thi công móng băng phải được trộn nghiêm túc, đúng quy phạm. Rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất rác có trong cát làm kết cấu bê tông được tốt hơn. Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.

Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành. Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt phép gây sai lạc vị trí.

Chú ý trong khi thi công móng băng, không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập nước, trương nở và trộn đầu, làm tính liên kết của vữa xi măng sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt là phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm .

Như vậy, tuân thủ thực hiện đầy đủ các bước nêu trên, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ có thể tự tay hoàn thiện và giám sát thi công phần móng xây dựng ngôi nhà của gia đình mình. Thực hiện các yêu cầu kỹ thuật và tuân thủ đúng thiết kế, bạn đã hoàn thiện được quá trình thi công móng băng- một trong những giai đoạn trong các bước thi công nhà ở cần thiết.



Nứt tường nói riêng và nứt bê tông nói chung do nhiều nguyên nhân và những vết nứt cũng khác nhau, vì vậy chúng ta phải quan sát kỹ và tìm hiểu nguyên nhân xem nó xuất hiện từ đâu để khắc phục.
Thông thường thì hiện tượng nứt tường là do trong quá trình thi công xây dựng và sữa chữa nhà không đảm bảo, hoặc quá trình thiết kế nội thất – kiến trúc với những bản vẽ không chi tiết và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng còn 1 số nguyên nhận khác như chịu tác động của thời tiết, nhà hàng xóm..v..v..
Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nứt tường cụ thể ngay dưới đây:




Nứt chân chim và vết nứt cạn
Nguyên nhân
Các vết nứt chân chim thường xuất hiện ở giữa các vết trát và không ăn sâu vào tường gạch, thường là do trong quá trình thi công xây dựng nhà ở việc tô trát không kỹ, khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, trát xi măng quá mỏng..v..v..về lâu dài công trình có hiện tượng nứt nhẹ gây mất thẩm mỹ.

Cách khắc phục
Cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước. Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.
Thi công không đảm bảo sẽ xảy ra tình trạng nứt tường và vết nứt bê tông.


Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột
Nguyên nhân
Do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường.
Khắc phục
Dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà

Nguyên nhân:

Cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang.
Cách khắc phục:
Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.

Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà

Nguyên nhân: 
Vết nứt này cũng do lỗi trong quá trình thi công xây dựng mà ra, sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm, phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt.

Cách khắc phục:
Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.

Nứt ở tường và cách khắc phục


Nguyên nhân 1: 
Xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa. Tường không phẳng, mạch vữa không được miết gọn gàng dẫn đến việc lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa.

Cách khắc phục 1: 
Khi xây tường cần chú ý về kỹ thuật để tường xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và được miết gọn gàng, không để lồi ra ngoài. (Xin xem thêm phần xây tường).

Nguyên nhân 2:
Các chỗ tiếp giáp tường cột, tường đà, các chỗ góc tường, góc cửa đi cửa sổ … chịu nhiều tác động như lún cục bộ, sự thay đổi nhiệt độ (đang nắng chang chang mưa ào ào) sẽ nứt tường, nứt vữa làm thẩm thấu qua lớp vữa và tường.

Cách khắc phục 2:  

Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót. Kỹ thuật như sau: - Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép. - Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô. - Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên. - Tô tường bình thường.
Tránh tình trạng ảnh hưởng đến gia đình bạn nên tìm cách sửa chữa nhanh chóng.

Nứt ở đầu cửa và bất cứ đâu


Nứt ở mép cửa

Nguyên nhân:
Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.

Cách khắc phục:
Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị các vết nứt bê tông trở lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.

Các vết nứt nghiêng trên tường

Nguyên nhân: 
Là nhà hay công trình của bạn đã bị lún ít nhiều. Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém.

Cách khắc phục:
Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.


Còn 1 số nguyên nhân khắc như lún nền, móng, do các công trình thi công bên cạnh...v...v.. Nhưng nguyên nhân chủ quan thì đều do quá trình thi công bị mắc số lỗi, hoặc nhiều nhà thầu không nắm vững quy trình, không am hiểu trong quá trình thi công. Vì vậy bạn cần giám sát và kiểm tra kỹ quá trình thi công để tránh tình trạng xảy ra các vết nứt bê tông.


nếu thấy hay thi xem biện pháp thi công hay 



Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà bền đẹp TẠI ĐÂY




TẠI ĐÂY
Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà bền đẹp Bất cứ ai khi chuẩn bị xây nhà cũng đều mong muốn được ngôi nhà bền đẹp nhưng đều lo lắng làm sao lựa chọn được loại vật liệu phù hợp mà giá cả lại phải chăng.
Sau gần 10 năm làm việc thiết kế cho đến thi công chúng tôi đúc kết lại kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà như sau: Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay khá phong phú nhưng có thể phân ra làm hai nhóm vật liệu chính là vật liệu xây dựng phần thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. A. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà vật tư phần thô gồm :

1. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà sắt, thép xây dựng. Trên thị trường thép xây dựng hiện nay có rất nhiều chủng loại thép như Việt Nhật (Vinakyoei), Pomina, Thép miền nam, và một số loại thép tổ hợp khác,... với chất lượng khác nhau vì vậy mà giá thành cũng khác nhau. Trong đó có 2 loại thép Việt Nhật và Pomina là có chất lượng tốt nhất với giá thành tương đương nhau. Chúng tôi xây nhà chỉ sử dụng đúng 2 loại thép này cho việc xây nhà của các bạn. Chúng tôi chọn 2 loại thép này cho việc xây nhà của các bạn vì sao vậy? Điều đầu tiên đây là 2 loại thép có chất lượng và uy tín hàng đầu trong thị trường xây dựng hiện nay. Điều thứ hai hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu được tầm quan trọng của cốt thép đối với ngôi nhà của bạn. Điều thứ ba trong thời gian làm việc với các chủ đầu tư chuẩn bị xây và đang xây nhà đều chọn đúng 2 loại thép này cho việc xây nhà. Vì vậy chúng tôi cam đoan với các bạn rằng việc lựa chọn 2 loại thép này xây nhà là một lựa chọn đúng đắn 100%.

 2. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà thiết kế và thi công bê tông cốt thép. Một phần quan trọng nữa có liên quan đến cốt thép trong xây nhà đó là thi công. Như bạn biết rồi đấy thiết kế và thi công rất quan trọng đối với chất lượng ngôi nhà của bạn. Bạn có biết tại sao các sàn nhà sau 2 năm xây dựng là bị nứt không mặt dù họ vẫn sử dụng thép Việt Nhật, Pomina. Đối với những công trình chúng tôi thiết kế và thi công ngoài lớp thép chịu mô men âm chạy xung quanh đà (mấy chú thợ hồ thường gọi là thép mũ) chúng tôi còn bố trí lớp thép cấu tạo a200-250 trải đều ô sàn. Với cách làm như vậy chúng tôi cam kết rằng bạn sẽ không cảm nhận được ô sàn bị rung, và sàn cũng không bị nứt. Tất nhiên là chiều dày sàn và chất lượng bê tông phải đảm bảo. Những vị trí ô sàn thường xuyên sử dụng như cầu thang, hành lang cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng, những cấu kiện này cũng thường hay xuất hiện những vết nứt,...

3. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà thiết kế và thi công thép hộp. Hiện nay trên thị trường thép hộp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là hòa phát hoặc hoa sen. Đối với các cấu kiện sử dụng thép hộp ngoài trời như lan can, cửa cổng, hàng rào,... thì lựa chọn mà chúng tôi thường tư vấn cũng như thi công cho chủ nhà là loại thép hộp mạ kẽm. Nếu được chọn với chiều dày 1.4mm cửa hay lan can sẽ cứng hơn rất nhiều và được mạ kẽm, phủ sơn dầu tạo thẩm mỹ thì chất lượng so với những loại thép hộp khác như thế nào bạn cũng biết rõ rồi đấy. Nhiều bạn lại hỏi sơn dầu rồi thì sao lại còn mạ kẽm làm gì? chúng tôi tiết lộ bí mật rằng khi thép hộp được mạ kẽm có khả năng chống rỉ sét rất tốt vì vậy bền hơn rất nhiều so với loại thép hợp đen. Sơn dầu chỉ là trang trí tạo vẽ đẹp cho ngôi nhà của bạn mà thôi. Bền đẹp là như vậy nhưng chi phí của lớp thép mạ kẽm thì chỉ tăng khoảng từ 7-10% thôi nha các bạn. Chi phí như vậy là quá hợp lý nếu không gọi là rẻ, bạn nghỉ như thế nào nếu sử dụng các loại thép hộp đen sau 2-3 năm là bạn phải sửa chữa lại hoặc thậm chí phải thay mới, mất thời gian không thể làm việc cơ quan, bụi bặm cho ngôi nhà đặt biệt là các thiết bị nội thất, chưa kể ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh,...

4. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà lựa chọn gạch xây tường. Trên thị trường gạch xây dựng hiện nay cũng khá đa dạng và giá thành cũng khác nhau. Về mặt kết cấu chịu lực đối với nhà bê tông cốt thép vai trò chịu lực của tường gạch hầu như không còn, tường gạch chỉ có vai trò bao che tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn chọn các loại gạch tổ hợp để xây tường. Không quan trọng ở đây là xét về mặt chịu lực còn đối với tính năng khác như tính thấm nước, tính chống uốn, tính cách âm và cách nhiệt,.... Tường sử dụng gạch tổ hợp có tính thấm nước rất cao làm lớp vữa xây và tô dễ bị mất nước dễ bị bong tróc, khi khoan lắp đặt các thiết bị nội thất lên tường nếu sử dụng gạch tổ hợp sẽ dễ bị rơi. Trên thị trường hiện nay sự dụng nhiều nhất là gạch tuy nen, trong đó tuynen Đồng Nai có chất lượng tốt nhất vì vậy giá thành cũng đắt gần gấp đôi các loại gạch tuynen thông thường. Các loại gạch Tuy nen Bình Dương như Tám Quỳnh, Phước An, Quốc Toàn,... các loại gạch tuynen này có chất lượng tương đối tốt với giá cả phù hợp so với nhu cầu xây nhà ở hiện nay vì vậy được chúng tôi tin dùng nhất.

5. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà lựa chọn đá xây dựng. Trên thị trường hiện nay có 2 loại đá chính là đá đen và đá xanh. Đá xanh có nguồn gốc là đá Hóa An hay đá xanh Đồng Nai hai lo

 7. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà xi măng trong xây dựng nhà ở. Nói đến xi măng thì chúng tôi nghĩ chắc chắn rằng ai cũng biết, nhiều người có khi đã sử dụng nó nhưng để phân biệt được loại nào thì tôi tin là không phải ai cũng biết. Thị trường hiện nay có khá nhiều loại xi măng khác nhau, nước ta hầu như tỉnh nào cũng có nhà máy xi măng nên chủng loại thì các bạn cũng biết rồi đó nhiều vô kể, chất lượng thì mỗi loại một kiểu. Tuy nhiên hiện nay thông dụng nhất vẫn là Holcim và Hà Tiên. Đối với xi măng Hà Tiên có 2 loại, một loại đa dụng và một loại chỉ dùng cho xây tô. Loại xi măng Hà Tiên đa dụng có chất lượng tương đương với xi măng Holcim. Loại Hà Tiên xây tô có mác xi măng thấp hơn nên chỉ dùng cho xây tô không nên dùng để đổ bê tông vì mác bê tông sẽ không đảm bảo. Chúng tôi chỉ sử dụng đúng xi măng Holcim hoặc xi măng Hà Tiên đa dụng cho việc đổ bê tông và xây tô toàn ngôi nhà của bạn.

8. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà vật tư ngành nước. Thị trường ống nước khu vực phía nam hiện nay sử dụng chủ yếu 2 loại chính là Bình Minh và Đệ Nhất. Tuy nhiên chúng tôi sử dụng ống nhựa Bình Binh cho toàn bộ các công trình mà chúng tôi thi công. Đối với hệ thống ống nước ngoài chọn loại vật liệu tốt cần phải hiểu biết về kỹ thuật thi công để đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt và liên tục. Bạn có bao giờ thấy nhiều nhà vẫn sử dụng ống nhựa Bình Minh cho toàn bộ công trình nhưng thường xuyên tắt ống hoặc áp lực nước cấp yếu, mà khó chịu nhất là các vòi tắm hoa sen không. Với kinh nghiệm sau gần 10 năm làm việc từ thiết kế đến thi công hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ nhất về vấn đề này. Một vấn đề khó chịu đối với nhiều khách hàng nhờ chúng tôi tư vấn đó là nhà vệ sinh thường bị hôi, mùi khó chịu bạn có biết lý do tại sao?... và còn nhiều vấn đề khác nữa.

 9. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà vật tư ngành điện. Vật tư ngành điện hiện nay có rất nhiều chủng loại khác nhau, nhưng đối với dây diện chúng tôi sử dụng nhiều nhất là Cadivi. Dây internet, truyền hình cáp sử dụng nhãn hiệu sino.

10. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà vật tư chống thấm. Vật tư chống thấm sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Sika và Kova. Tùy theo vị trí trong nhà hay ngoài trời, mà chọn loại hóa chất phù hợp. Hai loại hóa chất kể trên chúng sử dụng và có độ tin cậy khả năng chống thấm rất cao. Đối với sàn mái và nhà vệ sinh là khu vực dễ bị thấm nhất, vì vậy nếu không làm kỹ, làm đúng ngay từ đầu thì sau này sửa chữa bạn biết chi phí nó như thế nào rồi. Chúng tôi ví dụ một sàn vệ sinh bị thấm thì toàn bộ gạch nền thậm chí là gạch tường phải đục ra toàn bô, thiết bị vệ sinh nhiều khi tháo ra cũng không còn nguyên vẹn. Đó chỉ là thiệt hại về mặt vật chất còn về mặt tinh thần thì không thể đo đếm được, bạn cứ nghĩ rằng ngôi nhà bạn đang ở sinh hoạt tự nhiên đục phá làm lại mọi sinh hoạt gần như đảo lộn, ồn ào, ...
Những phí tổn do làm không đạt yêu cầu thì bạn cũng biết rồi đó nhưng bạn có dám bỏ ra thêm một ít chi phí để làm kỹ làm đúng ngay từ đầu hay là không? Đối với những công trinh được làm kỹ như vậy chi phí cũng sẽ cao hơn từ 7-10% so với những công trình không làm bài bản việc này. B. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà vật tư hoàn thiện. Đối với mọi công trình thì vật tư hoàn thiện giống như cái áo khoát bên ngoài vậy, để được ngôi nhà đẹp thì phần hoàn thiện cũng quan trọng không kém phần thô. Các chủng loại vật tư hoàn thiện trên thị trường hiện nay cũng khá đa dạng tùy theo túi tiền của bạn mà lựa chọn cho phù hợp nhất.

 Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê một số vật tư chính để các bạn tham khảo.

 1. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà thiết bị vệ sinh, đấu nối hệ thống nước. Các thương hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay như Viglacera, American, Toto, Inax. Các thương hiệu này có chất lượng khác nhau tùy thuộc vào giá tiền. Khi nhận các thiết bị này rất dễ bị nứt vỡ do vận chuyển do vậy bạn cần phải kiểm tra kỹ trước khi nhận. Khi bạn chọn một trong các thương hiệu trên thì chất lượng bạn hoàn toàn yên tâm. Các thiết bị đấu nối hệ thống nước với các thiết bị tốt nhất là sử dụng các loại nối ren đồng hoặc inox, các loại nối nen nhựa có giá thành rẻ tuy nhiên thời gian sử dụng 1-2 năm sau dễ bị rò rỉ.

 2. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà thiết bị đóng ngắt điện và chiếu sáng. Các thiết bị đóng ngắt tốt nhất hiện nay là Schneider nhưng với giá thành khá cao, ngoài ra còn có một vài nhãn hiệu khác như Panasonic,Sino, Ls,.... Tùy theo túi tiền mà các bạn đầu tư cho ngôi nhà của mình hợp lý. Đối với bóng đèn hiện nay có các nhãn hiệu như Điện Quang, Philip, Panasonic, ...ngoài ra các bóng đèn led hiện nay rất tiết kiệm điện nếu điều kiện kinh tế cho phép bạn cũng có thể đầu tư ngay từ đầu, với ưu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng giá thành cao gần gấp đôi các loại bóng bình thường.

 3. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà sơn dầu, sơn nước, bột trét. Trên thị trường vật liệu sơn nước hiện nay được nhiều người ưu dùng như : Dulux, Jotun, expo, Kova,... Mỗi loại thương hiệu nào hầu như cũng có những dòng sản phẩm trải dài từ cao đến thấp. Chúng tôi thường sử dụng loại sơn Dulux WeatherShield cho ngoại thất và Dulux lau chùi hiệu quả cho nội thất, hoặc maxilite,... đây là loại sơn mà qua khảo sát chúng tôi thấy được khách hàng tin dùng nhiều nhất. Tùy theo nhu cầu mà các bạn có thể chọn loại sơn phù hợp với túi tiền của mình. Đối với sơn dầu chống rỉ tốt nhất trên thị trường hiện nay là sơn Jotun, ngoài ra còn có nhiều nhãn hiệu sơn khác như Bạch Tuyết, Nipon, Moto Kieu,...

 4. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà đá granit (đa hoa cương). Hiện nay có khá nhiều loại đá hoa cương với mẫu mà và hình dáng khác nhau từ trong nước cho đến ngoại nhập, sử dụng phổ biến nhất như: Vàng Bình Định, Tím hoa cà, Kim xa trung, Đen Huế, Xà cừ đen, Xà cừ trắng,... Tùy thuộc vào giá tiền sẽ tương ứng với chất lượng của đá. Có một số loại đá nhuộm có màu sắt giống hệt đá tự nhiên nhưng sau vài năm sử dụng là màu sắc sẽ bị nhạt dần và giá của loại đá này cũng chỉ bằng 60-70% đá tự nhiên nên các bạn chú ý.
TẠI ĐÂY
5. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà gạch ốp lát. Các loại gạch ốp lát hiện nay ngày càng nhiều mẫu mã, mỗi mẫu như vậy còn có loại AA, loại A,... tùy theo mỗi thương hiệu mà họ phân biệt giữa loại 1 và loại 2 với các ký hiệu khác nhau. Gạch loại 2,3 có chất lượng thấp, cong vênh, sứt mẻ, viên to viên nhỏ nhưng chỉ khi bạn mua về mang ra ốp lát thì mới phát hiện được. Vì vậy hết sức chú ý đến vấn đề này khi mua gạch các bạn nhé. Đối với gạch bóng kính cũng có 2 loại, loại 1 da và loại 2 da. Loại 1 da rất dễ bị trầy xước, có tính hút nước cao vì vậy mà khi bạn làm đỗ nước trà hay cà phê hay bất kỳ loại hóa chất có màu nào thì sẽ bị thấm sâu vào bên trong lớp men nên khó mà tẩy rửa được. Về giá thành giữa gạch 1 da và gạch 2 da chênh lệnh nhau đến 60%. Và còn nhiều loại vật liệu khác nữa được chúng tôi đưa ra, trên đây là những kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà cơ bản nhất mà người mua có thể tham khảo.

Ngoài ra các bạn có thể xem video hay  TẠI ĐÂY
Xây Nhà Cấp 4 Giá Chỉ Từ 100 Triệu 


Xem video

Sau khi bài viết "43 mẫu nhà đẹp với chi phí xây chỉ từ 100 triệu cho các cặp vợ chồng trẻ" được đăng tải trên Nội thất trẻ Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn độc giả với hơn 1,3 triệu lượt chia sẻ trên trang cá nhân và các Fanpage nổi tiếng. Tuy nhiên, việc xây nhà cấp 4 chỉ từ 80-100 triệu là có thật chứ không phải là giấc mơ xa vời.


CHIA SẺ KINH NGHIỆM: Xây nhà cấp 4 tầm 80 triệu bao gồm 1 phòng ngủ, 1 WC, 1 phòng khách, Bếp
Chi phí chi tiết như sau: (Thực tế mình xây 4.1 x 11 = 45m2)
  1. Sắt làm xà gồ 4 - 8 15mm: 6 cây 6m 1.500.000 Vnđ (Nhà mình gác 9 cây nên dĩ nhiên là ghép nối. Mình chọn loại này vì nó bằng giá 5 – 10 12mm)
  2. Sắt Phi 14 & Phi 63.402.000 Vnđ (niềng móng và niềng những chỗ cần thiết xung quanh nhà. Nhà mình xây 2 lớp đá và 1 lớp niềng cao 25)
  3. Đinh 5 và thép buột130.000 Vnđ (Đóng cốp pha và cột niềng móng)
  4. Xi măng Nghi Sơn PCB40: 70 bao x 82 = 5.740.000 Vnđ
  5. Gạch TUYNEN loại 2: 8000v x 680 = 5.440.000 Vnđ
  6. Đá 1x2: 1 xe 2,5 tấn = 420.000 Vnđ
  7. Đá chẻ:  1.200.000 Vnđ
  8. Ống nước Phi 901.224.000 Vnđ
  9. Công thợ: 500.000/m2 = 22.500.000 Vnđ
  10. Bi hầm cầu1.250.00 Vnđ
  11. Gạch men + bồn cầu + bồn rửa chén10.025.000 Vnđ  (Mình chọn loại TB nên giá hơi cao, nếu anh chị chọn loại bình thường thì giá sẽ giảm đi tương đối nhiều)
  12. Bột ron và phụ kiện bắt nước máy865.000 Vnđ
  13. Chổi quét vôi và keo chống thấm bên ngoài100.000 Vnđ (Bên ngoài mình quét keo và xi măng)
  14. Cát xây nhà4.300.000 Vnđ (Cát xây: 400k/xe + Cát tô: 550k/xe)
  15. Đá ốp bếp1.400.000 Vnđ (Mình dùng đá Huế: 900K/m2. Nếu dùng đá bông lau rẻ hơn nửa tiền)
  16. Công trét bột300.000 Vnđ (Mình kêu công ngày, gặp thợ giỏi, nhiệt tình nên trét nguyên bên trong nhà chỉ trong 1 ngày), sơn thì ở nhà tự lăn.
  17. Vật tư sơn:  1.600.000 Vnđ, cái này mắc vì mình mua lẻ tẻ nên phải chịu giá cao hơn bình thường.
  18. Phong bì để cái nhà thành hình hài ( chi phí thiết kế)1.000.000 Vnđ
  19. Cửa (Chính, sổ, phòng, WC)5.000.000 Vnđ ( Mình làm bên nhôm kính nên chỉ mất tiền vật tư, mình xài cửa nhôm TK và kính CL) Nếu anh chị không có điều kiện thì đến chỗ phế liệu ở đường Thủy Xưởng mua nguyên set cũng chỉ giá đó)
  20. La phong thạch cao5.400.00 Vnđ
  21. Rèm cửa2.600.000 Vnđ
  22. Tôn màu 3kg ( Tức là 3.5 zem 11 sóng):  5 tấm giá x 72K + Keo = 4.373.000 Vnđ
  23. Điện: Khoảng 1.500.000 Vnđ + công nhà tự bắt.
  24. Xe chở sắt  + coi thầy cất nhà + ăn nhậu thợ thầy + đồ cúng : 2.000.000 Vnđ
Tổng cộng83.269.000 Vnđ + 1 ít đồ đạc trong nhà cần sắm sửa mới thì cũng tầm 90.000.000 Vnđ


Chi tiết quý vị yham khảo TẠI ĐÂY
Quy trình thi công ép cọc bê tông


– Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.

– Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.

– Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế;

– Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.
Ưu điểm:


– Êm, không gây ra tiếng ồn

– Không gây ra chấn động cho các công trình khác

– Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.

Nhược điểm:

– Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy

Chuẩn bị mặt bằng thi công

– Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.

– Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc)

– Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vanạ chuyển cọc phải banừg phẳng, không gồ ghề lồi lõm


– Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh

– Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

– Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc

– Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh

Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm.
Vị trí ép cọc

– Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục.

– Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm móco nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm


– Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc

Lựa chọn phương án thi công ép cọc

Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép, sau đây là hai phương án ép phổ biến:

+ Phương án 1

Nội dung: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết. Ưu điểm

– Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc

– Không phải ép âm

Nhược điểm


– Ở Những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được

– Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng

– Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn

– Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được

+ Phương án 2

Nội dung: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc Ưu điểm:

– Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa

– Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm

– Tốc độ thi công nhanh

Nhược điểm:


– Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm

– Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian thi công lâu vì rất khó thi công cơ giới hóa

Kết luận Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án trên, căn cứ vào mặt bằng công trình, phương án đào đất hố móng, ta sẽ chọn ra phương án thi công ép cọc. Tuy nhiên, phương án 2, kết hợp đào hố móng dạng ao sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm để tiến thành thi công có hiệu quả.

Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn ép cọc

– Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành

– Vành thép nối phải phẳng, không được vênh

– Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.

– Kích thước các bản mã đúng với thiết kế và phải ≥ 4mm

– Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén

– Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc. Trên mỗi mặt cọc, chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm.

Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc:

– Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.

– Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.


– Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.

– Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.

– Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.

+ Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc

Thiết bị ép cọc phải có các chứng chỉ , có lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan thẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

Đối với thiết bị ép cọc bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:

+ Lưu lượng bơm dầu

+ áp lực bơm dầu lớn nhất
+ Diện tích đáy pittông

+ Hành trình hữu hiệu của pittông

+ Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thiết bị ép cọc được lựa chọn để sử dụng vào công trình phải thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất (Pep)max tác động lên cọc do thiết kế quy định

+ Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh hoặc tác dụng đều trên các mặt bên cọc khi ép ôm.

+ Quá trình ép không gây ra lực ngang tác động vào cọc

+ Chuyển động của pittông kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.

+ Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo.

+ Thiết bị ép cọc phải có van giữ được áp lực khi tắt máy.

+ Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành theo đúng các quy định về an toàn lao động khi thi công.

Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc. Chỉ nên huy động khoảng 0,7 – 0,8 khả năng tối đa của thiết bị .

– Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất

– Pép max yêu cầu theo quy định thiết kế

– Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép

– Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép

– Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo

– Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công

– Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc

– Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8 ) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc

– Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

Tính toán chọn cẩu phục vụ

Căn cứ vào trọng lượng bản thân của cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần thiết để chọn cẩu thi công ép cọc

– Sức nâng Qmax/Qmin

– Tầm với Rmax/Rmin

– Chiều cao nâng: Hmax/Hmin

– Độ dài cần chính L

– Độ dài cần phụ

– Thời gian

– Vận tốc quay cần

Phương pháp ép cọc và chọn máy ép cọc

Ép cọc thường dùng 2 phương pháp:

– Ép đỉnh

– Ép ôm

1. Ép đỉnh

Lực ép được tác dụng từ đỉnh cọc để ấn cọc xuống

Ưu điểm

– Toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra được truyền trực tiếp lên đầu cọc chuyển thành hiệu quả ép. Khi ép qua các lớp đất có ma sát nội tương đối cao như á cát, sét dẻo cứng… lực ép có thể thắng lực cản do ma sát để hạ cọc xuống sâu dễ dàng.

Nhược điểm

– Cần phải có hai hệ khung giá. Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m

2. Ép ôm

Lực ép được tác dụng từ hai bên hông cọc do chấu ma sát tạo nên để ép cọc xuống

Ưu điểm

– Do biện pháp ép từ 2 bên hông của cọc, máy ép không cần phải có hệ khung giá di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn.

Nhược điểm


– Ép cọc từ hai bên hông cọc thông qua 2 chấu ma sát do do khi ép qua các lớp ma sát có nội ma sát tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng… lực ép hông thường không thể thắng được lực cản do ma sát tăng để hạ cọc xuống sâu.

– Nói chung, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi bằng phương pháp ép đỉnh

Các bộ phận của máy ép cọc (ép đỉnh)

+ Đối trọng

Trạm bơm thủy lực gồm có:

– Động cơ điện

– Bơm thủy lực ngăn kéo

– Ống tuy-ô thủy lực và giác thủy lực

Dàn máy ép cọc: gồm có khung dẫn với giá xi lanh, khung dẫn là một lồng thép được hàn thành khung bởi các thanh thép góc và tấm thép dầy. Bộ dàn hở 2 đầu để cọc có thể đi từ trên xuống dưới. Khung dẫn gắn với động cơ của xi-lanh, khung dẫn có thể lên xuống theo trục hành trình của xi-lanh

– Dàn máy có thể di chuyển nhờ chỗ lỗ bắt các bulông

Bệ máy ép cọc gồm 2 thanh thép hình chữ I loại lớn liên kết với dàn máy ứng với khoảng cách hai hàng cọc để có thể đứng tại 1 vị trí ép được nhiều cọc mà không cần phải di chuyển bệ máy. Có thể ép một lúc nhiều cọc bằng cách nối bulông đẩy dàn máy sang vị trí ép cọc khác bố trí trong cùng một hàng cọc.

Máy ép cọc cần có lực ép P gồm 2 kích thuỷ lực mỗi kích có Pmax = P/2 (T)

Nguyên lý làm việc

Dàn máy được lắp ráp với bệ máy bằng 2 chốt như vậy có thể di chuyển ép một số cọc khi bệ máy cố định tại một chỗ, giảm số lần cẩu đối trọng

Ống thả cọc được 2 xilanh nâng lên hạ xuống, năng lượng thủy lực truyền đi từ trạm bơm qua xilanh qua ống thả cọc và qua gối đầu cọc truyền sang cọc, với đối trọng năng lượng sẽ biến thành lực dọc trục ép cọc xuống đất.

Xem nhiều video hay TẠI ĐÂY
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ VẾT NỨT BÊ TÔNG MÀ BẠN CẦN BIẾT


Trong quá trình thi công các công trình có khối lượng lớn kết cấu bằng bê tông, bê tông cốt thép, một số nhà thầu tiên tiến đã áp dụng những phương pháp bảo dưỡng mới như dùng nước đá để trộn bê tông, khe co giãn, sử dụng bao nylon, đắp bao tải, đắp cát, tưới nước… nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng bê tông bị nứt, nhất là những vết nứt có kèm theo rò rỉ nước như sàn sân thượng, tường tầng hầm, bể chứa nước, đập thủy điện…khiến các chủ đầu tư, các nhà tư vấn xây dựng phải lo lắng.
Bài này xin đưa một số nguyên nhân và cách xử lý vết nứt công trình hiệu quả để góp phần sớm đưa công trình vào sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.


1 . NGUYÊN NHÂN NỨT BÊ TÔNG



Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép do nhiều nguyên nhân gây nên như do chuyển vị kết cấu, tác động của ngoại lực hoặc do ứng suất nhiệt và ứng suất co ngót xuất hiện trong quá trình chế tạo và sử dụng đặc biệt là các dạng bê tông khối lớn.
a.Theo nguyên nhân xuất hiện:


- Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.
- Vết nứt do ứng suất của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
- Vết nứt công nghệ như co ngót bê tông, do kỹ thuật đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.
- Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…
b. Theo mức độ nguy hiểm:
- Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu khi chịu lực.
- Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
- Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
- Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
2 . PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VẾT NỨT BÊ TÔNG


Phương pháp sửa chữa vết nứt tiên tiến hiện nay là bơm keo Epoxy như : SL-1400, Sika 752, E500 hoặc E206 vào trong vết nứt.
Ưu điểm các loại Epoxy này đều có độ nhớt thấp nên dễ thấm sâu vào bên trong vết nứt và có tác dụng tăng cường khả năng chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông và ngăn chặn sự rò rỉ nước. Tại những vị trí đã xử lý chất lượng bê tông tốt hơn bê tông ở những vị trí khác.
Với những công trình lớn, phải có biên bản thống nhất làm việc giữ các bên A-B gồm TVGS-TVTK để đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý phù họp.
Thông thường có các biện pháp như sau:


Với những vết nứt nhỏ và bê tông có độ dày <=30cm ta có thể thi công bằng thủ công. Cho công nhân dùng xilanh bơm keo vào các vị trí nứt
Bê tông có độ dày > 30cm thì phải kết hợp thêm máy bơm áp lực nhắm đưa keo vào khắp các vị trí dù là khó nhất
Với những bề mặt có vết nứt lớn ta thi công xử lý bằng dạng chữ V, nhằm đảm bảo cho bề mặt vết nứt không lan rộng thêm.
Những vết bê tông tạo tâm lý không an toàn cho người sử dụng. Vì thế, một số công trình có xuất hiện vết nứt đã phải tạm ngưng để chờ kiểm định lại và tìm phương pháp sửa chữa, chống nứt bê tông. Cũng có những vị trí phải đập bỏ do không hiểu biết về vết nứt, dẫn tới lãng phí thời gian và tốn kém chi phí do công trình chậm đưa vào sử dụng.
Hy vọng với những điều nêu trên đã giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất về vết nứt bê tông và giải pháp để chống nứt bê tông. Nếu bạn có kinh nghiêm hay kiến thức nào về mảng này, hãy comment nhé !


Sưu tầm

Ngoài ra bạn có thể xem các khóa học hay Ở ĐÂY  

Học revit 

Học Project


Thi Công



 Tổng hợp file Dự toán xây dựng dân dụng và cầu đường đầy đủ nhất chi tiết nhất cho các bạn tham khảo gồm rất nhiều công trình dân dụng và cầu đường , lớn nhỏ đều có hết... vào ĐÂY



Các bạn xem nhiều tài liệu hay về xây dựng ở đây :  TÀI LIỆU XÂY DỰNG

Xem các video thi công hay ở đây : THI CÔNG THỰC TẾ

FILE dự toán full đây : FILE DỰ TOÁN

                           
            Tổng Hợp file Revit Template  đầy đủ nhất - Hay Nhất
Hướng Dẫn sử dụng : https://xaydung2x.blogspot.com/2022/11/ban-muon-mua-bo-family-cuc-chat-do.html

XEM  FILE VIDEO ĐẦY ĐỦ : VIDEO REVIT FULL 22GB

vào link : YOUTOBE

CÀI ĐẶT : YOUTOBE

Tải file :  kích vào Template TCVN

Chúc các bạn thành công , nhớ kick vào đăng kí youtobe để học nhé : 
 học tại đây :  YOUTOBE


Tìm Kiếm Xây Dựng 2X Ngay

Tìm Kiếm Xây Dựng 2X Ngay , vào youtobe tìm kiếm xây dựng 2x , bất ngờ sẽ xảy ra

Bài hay